Những lợi ích bất ngờ của nho khô với sức khỏe

1. Chống lão hóa

Bổ sung nho vào chế độ ăn chính là bí quyết để có một làn da rạng rỡ và trẻ trung. Nho khô bảo vệ da khỏi lão hóa và các ảnh hưởng do gốc tự do gây ra. Collagen có trong nho khô tăng tính đàn hồi cho da, giữ da không bị chảy xệ.

2. Hỗ trợ lưu thông máu

Nho khô chứa nhiều sắt hỗ trợ quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

nho khô

3. Giữ cho răng và nướu chắc khỏe

Ăn nho khô thưởng xuyên giúp cho răng và nướu luôn chắc khỏe. Axit oleanolic có trong nho khô ngăn ngừa mảng bám và sâu răng. Nho khô còn có đặc tính chống nhiễm khuẩn và giàu canxi giúp cho răng luôn chắc khỏe.

4. Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng

Nho khô chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật có tác dụng bảo vệ da khỏi những tác hại do ánh nắng mặt trời gây ra. Ngoài ra, trong nho khô còn giàu các axit amin, giúp phục hồi da sau các thương tổn, ngăn ngừa ung thư da.

5. Giúp cho tóc óng mượt

Nho khô giàu vitamin C và sắt giúp tăng cường hấp thu các khoáng chất, cung cấp dinh dưỡng cho tóc. Bạn nên ăn nho khô hàng ngày để giữ cho tóc luôn khỏe mạnh.

BS. Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Mẹ bầu nên ăn gì trong ngày Tết?

Nấu nướng: hãy để là thú vui!

Không nhất thiết bạn phải nấu tất cả những món cỗ thường niên của những dịp Tết. Mang thai khiến bạn mệt mỏi, nôn nghén và khó lòng đứng lâu để hoàn thành một bữa cỗ hay chỉ đơn giản là những món ăn nào đó. Vậy thì hãy để mình nghỉ ngơi, hoặc “làm nũng” chồng, mẹ, hoặc nhờ ai đó giúp nấu nướng các bữa cỗ.

Hơn nữa, đặt một số món ăn sẵn hoặc bớt đi một vài món ăn trong thực đơn Tết năm nay cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến một ngày Tết vui vẻ đầm ấm, phải không nào?

Mẹ bầu nên ăn như thế nào trong những ngày Tết?

Trong những ngày Tết, thật khó để giữ được một thực đơn lành mạnh mà bạn vẫn tuân thủ từ khi mang bầu. Tuy nhiên, hãy lựa chọn một cách thông minh những gì mình nên ăn để cả bạn và em bé đều có sức khỏe tốt sau những ngày Tết náo nhiệt!

Hãy “can đảm” nói KHÔNG với một số loại thực phẩm

Đây chính là những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và em bé nên bạn cần tránh tối đa:

Rượu: là loại đồ uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này. Vì vậy, trong dịp Tết, dù có vui đến mấy, các mẹ cũng không nên uống rượu nhé.

Cà phê, trà: 2 loại đồ uống này đều chứa caffeine, nếu mẹ bầu dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thậm chí gây nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Do vậy, dù chị em có thực sự đam mê loại đồ uống này và được mời uống trong dịp Tết thì cũng nên khéo léo từ chối và loại bỏ chúng trong thói quen hàng ngày.

Nước uống có ga: nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí, tăng cảm giác ợ nóng, buồn nôn. Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế, thậm chí hoàn toàn không uống sẽ tốt hơn.

Các món chiên rán: thực đơn ngày Tết thường có rất nhiều món chiên, rán và những loại đồ ăn này có thể sẽ làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ này nhé.

Các loại mứt: các loại mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin và thành phần chủ yếu của mứt chỉ là đường ngọt. Do vậy, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng và không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin, hay khoáng chất. Nếu ăn nhiều mứt mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng cân nhanh, thiếu các dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng.

Thực phẩm chế biến sẵn: thường chứa nhiều dầu mỡ và các loại gia vị không có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều dịp Tết.

Món lẩu: mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, gia tăng cảm giác ợ nóng và nôn nghén. Hơn nữa, món lẩu thường không nấu chin kỹ nên rất dễ nhiễm trứng gian sán và các ký sinh trùng

Thức ăn xông khói, nướng: thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng, và gây ra ung thư. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm xông khói và nướng.

Lưu ý ăn vừa phải những món ngon ngày Tết

Rất nhiều món ăn ngon miệng đặc trưng của ngày Tết nhưng lại khiến mẹ bầu khó chịu. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là bạn hãy lưu ý ăn vừa phải các món sau đây khi mang bầu nhé:

Bánh chưng:chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao do được làm từ gạo nếp và thịt mỡ. Mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức độ “chừng mực” để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, bánh chưng không thích hợp cho các mẹ bầu béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường.Dưa hành:nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc ợ nóng hoặc nôn nghén nhiều khi mang thai hoặc có các rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành cũng như các loại dưa muối khác. Bản chất của dưa hành là chứa nhiều muối, chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Vậy mẹ bầu nên ăn những gì ngày Tết?


Ăn những thức ăn được nấu chín, thức ăn tươi, như: thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa, các loại hải sản, các loại rau quả tươi. Không nấu đi nấu lại các bữa ăn.

Tận dụng các loại hoa quả

Thay vì bị “quyến rũ” với những loại mứt, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước uống có ga và các loại đồ ăn sẵn, không tốt cho sức khoẻ, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội bổ sung những chất cần thiết cho chính mình và cho bé yêu bằng các loại hoa quả luôn có sẵn trong nhà vào dịp Tết. Ví dụ như các loại trái cây màu xanh, màu vàng cung cấp cho bạn nhiều vitamin A. Các loại trái cây như cam, chuối, dừa cung cấp lượng lớn axit folic.

Đừng quên các loại hạt

Ngày Tết trong các gia đình đều sẵn có các loại hạt như một món ăn vặt để trò chuyện tiếp khách. Những loại hạt này rất giàu chất dinh dưỡng, mang đến năng lượng, sức khỏe và vẻ đẹp cho các mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên chú ý mua loại có uy tín, tránh hạt có tẩm hóa chất tạo màu, muối, đường và chỉ nên dùng tay tách, không nên đưa vào miệng cắn.

Dưới đây là những loại hạt mẹ bầu có thể bổ sung trong chế độ ăn ngày Tết vì chúng rất giàu axit béo thiết yếu, vitamin, chất đạm và khoáng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu

Các loại đậu, đỗ: đậu nành, đậu xanh, lạc rang được coi là thực phẩm tuyệt vời cho bà bầu và thai nhi vì chứa đạm, canxi, rất giàu kẽm, một chất khoáng cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chuyển dạ kéo dài.Hạnh nhân: đóng góp dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh của trẻ, đó là omega-3. Folate và axit folic trong hạt hạnh nhân cũng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của trẻ nhỏ.Hạt dẻ: hạt dẻ chứa rất nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và các loại vitamin giúp điều hòa tuần hoàn máu, kích thích thận và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Mẹ bầu ăn hạt dẻ sẽ làm cho xương chắc hơn và giảm mệt mỏi, nôn nghén.Hạt hướng dương: đây là loại hạt giàu protein hơn bất kỳ loại hạt nào khác, nhưng lại chứa ít năng lượng. Hạt hướng dương rất giàu vitamin E, một dưỡng chất giúp duy trì sức bền, làm giảm nguy cơ sảy thai, đồng thời rất hữu ích cho việc duy trì sắc đẹp. Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa sắt, kẽm, kali, magiê có tác dụng chống thiếu máu và mệt mỏi.Hạt dưa hấu và hạt bí đỏ: hai loại hạt mà chúng ta thường nhâm nhi trong ngày Tết lại cung cấp một lượng dinh dưỡng đa dạng, bao gồm các chất như kali, sắt, các vitamin tan trong chất béo cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày của cơ thể, mang đến một tinh thần thoải mái, thư giãn cho mẹ bầu.Hạt sen: giàu canxi, protein và phốt pho tốt cho thận, lá lách, hệ thống thần kinh và cho tinh thần của các mẹ và thai nhi.Quả óc chó: mang đến omega-3 và vitamin E, hạt óc chó là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển hệ thần kinh và trí thông minh của thai nhi.

Các loại hạt có nhiều công dụng tuyệt vời như thế, các mẹ bầu còn chần chừ gì nữa, hãy thử ngay trong dịp Tết này đi nhé!

Ths.Bs Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việ Nam

15 đồ ăn nhanh ngon miệng và tốt cho sức khỏe

1. Bánh hạt hoa quả


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe

Các loại bánh khô làm từ hoa quả và các loại hạt rất dễ mang đi cũng như bảo quản, khiến bạn dễ dàng ăn ngay tại bàn làm việc. Các hương vị như bơ lạc, mật ong và hạnh nhân cà phê đen vừa ngon miệng lại bổ sung năng lượng có lợi cho sức khỏe.

2. Trứng luộc với rau


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 2

Chỉ cần một quả trứng luộc với một vài lát dưa chuột chẻ hay cà chua bi là đủ. Trứng luộc và một nguồn cung cấp protein dồi dào và dễ mang đi.

3. Pho mát miền quê và dâu


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 3

Suất ăn “combo” này cung cấp lượng cân bằng giữa đồ ngọt và hoa quả. Chỉ cần nửa chén pho mát miền quê ít béo và nửa chén dâu, như quả phúc bồn tử hoặc việt quất. Các quả họ dâu giúp bạn tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như, chiết xuất từ quả việt quất giúp cải thiện trí nhớ ở người già.

4. Chuối và bơ hạnh nhân


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 4

Chuối rất giàu dinh dưỡng và các loại vitamin, đặc biệt là kali, có lợi cho người bệnh tim mạch. Một quả chuối nhanh chóng giúp bạn lấy lại năng lượng mà không lo tăng cân.

5. Cháo yến mạch


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 5

Đây không chỉ là đồ ăn sáng. Cháo yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan giúp bạn no lâu hơn. Chỉ cần một gói bột yến mạch dùng ngay không chứa đường và chất phụ gia, cộng thêm vài thìa quả óc chó thái mỏng. Các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch.

6. Bánh mỳ bơ lạc


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 6

Đây là đồ ăn nhanh dễ làm, cân bằng mà không cần phải bảo quản trong tủ lạnh. Chỉ cần một lát bánh mỳ bơ lạc và một thìa bơ lạc là đủ. Để tăng cường sức khỏe, bạn nên ăn bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt và bơ lạc tự nhiên không chứa chất bảo quản.

7. Bánh ngô cuộn


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 7

Chọn bánh ngô nguyên hạt cộng thêm các loại rau và nhân theo sở thích khiến bạn đủ ngất ngây. Chúng ta có thể sử dụng quả bơ và cà chua cộng với sốt hummus làm nhân và thêm vào ít thịt hoặc hải sản. Cuộn bánh ngô lại và bạn có một bữa ăn nhanh giàu dinh dưỡng, tiện lợi.

8. Sữa chua Hy Lạp với hoa quả

đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 8

Tất cả mọi loại sữa chua đều không giống nhau. Sữa chua Hy Lạp rất giàu protein, ít đường và rất ngon miệng. Chỉ cần một cốc sữa chua Hy Lạp không béo với hoa quả, một ít mật ong và bánh quy là một bữa ăn thêm tốt cho sức khỏe.

9. Đậu luộc


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 9

Quả đậu luộc là nguồn cung cấp protein dồi dào sẽ giúp bạn cảm thấy no. Đây là lựa chọn tối ưu cho những người ăn chay.

10. Bánh giòn kẹp thịt gà hoặc cá ngừ


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 10

Bánh giòn có chứa carbonate và chất béo, bạn không cần phải thêm chất béo như bơ hay pho mát. Thay vào đó, bạn nên thêm vào protein như kẹp thêm thịt gà trắng hoặc cá ngừ cùng sốt mayonaisse ít béo làm từ dầu ôliu. Để có thêm nhiều chất xơ, nên chọn bánh giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bột mỳ hoặc gạo lứt.

11. Hạt điều, các loại hạt và hoa quả khô


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 11

Hỗn hợp các loại hạt gồm hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, nho khô, dâu khô không chứa đường, các hạt ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn các loại chất béo tốt cho tim mạch từ các loại hạt giàu chất xơ và hoa quả khô cân bằng và tươi trẻ.

12. Salad sốt hummus


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 12

Loại salad ngon miệng này rất dễ để thưởng thức nơi công sở. Chỉ cần 1/3 cốc mù tạc với một đĩa rau hỗn hợp gồm cà rốt bao tử, ớt chuông, dưa chuột, cà chua bi trông vừa rất bắt mắt lại giàu dinh dưỡng.

Hummus là một loại sốt Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu chickpea nấu chín nghiền nhuyễn trộn với sốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Ngày nay, nó phổ biến trên toàn Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, Ma Rốc và cộng đồng ẩm thực trên toàn thế giới.

13. Sốt quả bơ với bánh ngô nướng hoặc bim bim khoai tây nướng


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 13

Quả bơ giàu chất béo không bão hòa và bánh ngô nướng hoặc bim bim khoai tây nướng chứa ít calorie.

14. Sữa nóng


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 14

Trong những tháng mùa đông giá rét, một cốc sữa nóng có thể giúp bạn ấm người và đỡ khát. Đặc biệt, sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein hoặc sữa hạnh nhân. Kèm với một chút hoa quả giúp bạn tăng thêm sinh lực

15. Táo và pho mát


đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe 15

Cung cấp cho bạn protein và carbonhydrate cân bằng, giúp bạn thoải mái suốt cả buổi chiều.

LILY (theo iVillage)

7 thực phẩm tốt nhất để ăn khi say rượu

Rượu là thứ đồ uống không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên, gặp gỡ người thân, bạn bè sau khoảng thời gian xa cách. Thế nhưng, uống quá chén lại dễ say làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Những lúc như vậy, bạn nên ăn những thực phẩm dưới đây để hạn chế tác dụng của rượu đến cơ thể đồng thời đánh bay những sinh vật có hại trong dạ dày.

Phở gà

Phở gà giúp bổ sung chất lỏng và muối bị mất do rượu (rượu được coi là một chất lợi tiểu) đồng thời cung cấp cysteine-một loại axít amin giúp gan giải độc rượu, đánh bay đau đầu và acetaldehyde, một chất có hại cho cơ thể do rượu bị phân giải tạo nên.

7 thực phẩm tốt nhất để ăn khi say rượu - phở gà

Trứng rán

Giống như súp gà, trứng chứa cysteine, có thể giảm thiểu đau đầu, ớn lạnh. Ngoài ra, trứng còn chứa taurine amino acid có thể giúp đảo ngược tổn thương gan gây ra do say rượu và đào thải các chất độc trong cơ thể một cách nhanh chóng hơn. Bạn có thể tráng trứng với hành, rau nhưng không nên rán với phô mai hay thịt vì dầu mỡ có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

thực phẩm nên ăn khi say rượu - trứng rán

Trà gừng

Thay vì dùng gừng trực tiếp, bạn có thể sử dụng trà gừng giấm lên men. Do trong loại trà này có gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn) đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.

Chuối

Trong chuối chứa nhiều kali, một chất bị mất đi khi uống rượu nên khi say bạn nên ăn loại trái cây này để bổ sung. Ngoài ra, đây cũng là trái cây tốt cho dạ dày và có thể cung cấp cho cơ thể những chất điện giải quan trọng đã bị mất do say rượu.

Nên ăn chuối để giải rượu

Nước tinh khiết

Khi say rượu sau khi uống quá nhiều, lượng cồn trong cơ thể cao làm thận tăng cường hoạt động khiến bạn đi tiểu nhiều và cồn còn có tính khử nước mạnh khiến cơ thể mất nhiều nước gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Do vậy, khi say cần uống thật nhiều nước ngay khi đó và suốt cả ngày hôm sau để giữ đủ lượng nước trong cơ thể, giúp cơ thể nhanh tỉnh táo, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi và ợ nóng.

Nên uống nước để giải rượu

Trái cây nhiều nước

ăn trái cây giải rượu

Các loại trái cây chứa nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu… cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp người say làm ẩm, phục hồi đường ruột và làm dịu dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

Lê Thu Lương

(Theo Prevention)

Chế độ ăn chống viêm giúp giảm nguy cơ mất xương

Nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ Sáng kiến sức khỏe phụ nữ và so sánh mức độ các thành phần chống viêm trong chế độ ăn với mật độ khoáng xương. Nghiên cứu gồm dữ liệu về chế độ ăn uống của 160.191 phụ nữ tuổi từ 50 đến 79 và điểm số viêm dựa trên 32 thành phần thực phẩm. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu mật độ khoáng xương từ 10.290 phụ nữ và dữ liệu về gãy xương được thu thập từ toàn bộ các đối tượng.

Chế độ ăn chống viêm

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, trong thời gian 6 năm theo dõi, phụ nữ thực hiện chế độ ăn chống viêm ít bị giảm mật độ xương hơn so với những phụ nữ không áp dụng chế độ ăn chống viêm, ngay cả khi họ có mật độ xương thấp hơn tại thời điểm bắt đầu.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chế độ ăn chống viêm – gồm các loại rau, hoa quả, cá và ngũ cốc nguyên cám – cũng giúp giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ da trắng sau mãn kinh dước 63 tuổi.

“Điều này cho thấy khi phụ nữ có tuổi, chế độ ăn lành mạnh tác động đến xương”, tác giả chính của nghiên cứu Tonya Orchard thuộc Đại học bang Ohio cho biết. Các kết quả mới này cũng bổ sung thêm bằng chứng cho thấy tăng viêm có thể dẫn tới tăng nguy cơ loãng xương.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Bone and Mineral Research.

BS P.Liên

(Theo UPI)

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Triệu chứng bệnh thủy đậu:

Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ ở người bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là do virút Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

Bệnh nhân thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24 - 48 giờ sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3, bắt đầu phát ban trên da, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài giờ, nốt nổi phỏng trên da.

Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Mụn nước có kích thước từ l - 3mm, chứa dịch trong, ở những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo. Những vết sẹo này thường là sẹo lõm trên da, gây mất thẩm mỹ và thường lưu lại đến hết đời. Thủy đậu rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Các thực phẩm nên tránh

Người bị thủy đậu nên tránh ăn thịt lươn

Trong lúc bị bệnh, nên tránh các thức ănnhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng và có tính bổ dưỡng quá.

Những người đang bị bệnh thủy đậu nên tránh ăn các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào, rau muống, các chất nhiều béo như hạt dẻ, đậu phụng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật…

Kỵ nhất là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Người bị thủy đậu không nên ăn thức ăn có gia vị Nhục quế

Thực phẩm nên ăn

Người bị thủy đậu nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưới dạng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo củ năng - lá tre non, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo, cải bắp, rau diếp, ngải cứu.

Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua...Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.

Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường đề kháng, chống nhiễm trùng

Sau khi lành bệnh, các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, nên sử dụng nghệ tươi ngay lúc này để trị sẹo lõm sau thủy đậu.

Cách làm: rửa sạch củ nghệ, cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài để phần nước từ bên trong được tiết ra. Thoa nước này đều xung quanh vùng sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, rồi sau đó tiếp tục bôi lên một lớp khác.

Người bệnh thủy đậu nên ăn bí đao, mướp đắng, khoai tây, cải bắp, ngải cứu,...

Nước tam đậu, cam thảo:

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cam thảo bắc 2g.

Nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 - 3 lần cho trẻ uống trong ngày.

Các món canh ngon từ rau ngót và thịt heo.

Canh thanh nhiệt:

Đậu xanh, củ năng, rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ 20 - 30g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt).

Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.

Nước kim ngân hoa:

Kim ngân hoa 10g, nước mía 20ml. Nấu với 500ml nước, sôi khoảng 10 phút. Ngày uống một lần, uống liên tục 7 - 10 ngày, để giúp sơ phong thanh nhiệt, hạ sốt.

Kim ngân hoa

Cháo đậu đỏ, ý dĩ:

Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.

Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.

Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.

Cháo đậu đỏ

Cháo đậu, thịt heo:

Gạo tẻ 80g, đậu đỏ 30, đậu xanh 30g, thịt heo băm nhỏ 50g. Tất cả nấu với lượng nước thích hợp thành cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Món cháo này dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh thủy đậu, có sốt nhẹ.

Nước rau sam:

Rau sam

Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 - 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.

Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.

Lương y Đinh Công Bảy

Lợi ích sức khỏe của nước ép cải bắp với chanh

Nước ép lá bắp cải với chanh rất có lợi cho sức khỏe.

Cách làm:

Lấy một vài lá bắp cải tươi, cắt nhỏ và thêm 2 thìa nước cốt chanh. Bỏ chúng vào máy xay sinh tố xay cùng với một chút nước. Bạn nên uống loại nước ép này mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng trong vòng ít nhất 2 tháng. Loại nước này có những tác dụng với sức khỏe như sau:

1.Hỗ trợ giảm cân

Loại đồ uống tự nhiên này rất giàu chất xơ, nó giúp giảm khả năng tế bào tích trữ mỡ, vì vậy hỗ trợ giảm cân.

2. Tăng cường miễn dịch

Bắp cải và chanh đều giàu vitamin C và vitamin C rất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.

Lợi ích sức khỏe của nước ép cải bắp với chanh

3. Phòng ung thư

Vì loại đồ uống này rất giàu dưỡng chất thực vật và các chất chống oxy hóa, nó được cho là giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư nhân lên trong cơ thể, do vậy phòng ung thư.

4. Cải thiện sức khỏe não

Bắp cải giàu axit folic và vitamin B, nó có thể nuôi dưỡng các tế bào não và giúp não hoạt động tích cực.

5. Tăng cường sức khỏe xương

Hỗn hợp bắp cải và chanh có thể tăng cường sức khỏe xương vì hàm lượng vitamin D trong loại đồ uống này cso thể giúp xương hấp thu canxi tốt hơn.

6. Giảm táo bón

Vì bắp cải giàu chất xơ, nó giúp loại bỏ chất thải trong ruột, giảm các tình trạng như táo bón.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)